Trang chủ » Cơ cấu tổ chức » Khoa Gan mật

Khoa Gan mật

1. Thông tin hành chính

  • Tên: “Khoa Gan mật” (Hepatobiliary Department)
  • Địachỉ: Tầng 7, Tòa nhà A, 18/879 đường La Thành, phường Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
  • Điệnthoại: (84-024) 6273 8846
  • Email: k.ganmat@nch.org.vn
  • Website: www.gannmatnhi.com

2. Lịch sử phát triển

Khoa Gan mật được thành lậptiền thân là đơn nguyên Gan mật trực thuộc khoa Tiêu hóa vào ngày 2 tháng 06 năm 2007.Sau hơn 12 năm liên tục phát triển và trưởng thành, từ một đơn nguyên có 15 giường bệnh, ngày nay khoa đã phát triển thành một khoa độc lập với 50 giường bệnh, đảm bảo nhu cầu khám chữa bệnh cho các bệnh nhi có bệnh lý Gan mật trong cả nước.

Trong những năm qua, tập thể khoa liên tục hoàn thành các nhiệm vụ được giao, đảm bảo công tác chuyên môn, chẩn đoán, điều trị thành công nhiều bệnh nhân mắc các bệnh lý gan mật hiểm nghèo. Không chỉ hoàn thành tốt các yêu cầu về công tác chuyên môn, tập thể cán bộ y bác sĩ khoa Gan mật luôn tích cực tham gia vào công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy ứng dụng công nghệ cao vào công tác khám và chữa bệnh.Khoa đã nhiều lần vinh dự được nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế và Thủ tướng Chính phủ

3. Cơ cấu tổ chức

– Khoa hiện có 17 cán bộ viên chức, gồm 7 bác sĩ và 10 điều dưỡng đảm nhiệm công tác điều trị cho 50 giường bệnh nội trú. Ngoài ra, các cán bộ của khoa còn đảm nhận công tác khám chữa bệnh cho 2 phòng khám chuyên khoa vào các ngày trong tuần tại khoa khám bệnh.
– Trìnhđộchuyênmôn: 01 Tiến sĩ, 04Thạcsỹ, 02 bác sĩ,05 cử nhân điều dưỡng , 02 điều dưỡng cao đẳng và 03 điều dưỡng trung cấp.

Lãnh đạo qua các thời kỳ

+ Từ 2007 tới 2013
Trưởng khoa: Bác sỹ chuyên khoa cấp II Hồ Thị Hiền
Năm sinh: 1956
Nguyên quán: Hưng Nguyên – Nghệ An

Từ 2013 tới nay
Trưởng khoa: TS, Bác sỹ cao cấp Nguyễn Phạm Anh Hoa
Năm sinh: 1970
Nguyên quán: Tam kỳ – Quảng Nam

Phó khoa: Thạc sĩ, Bác sĩ chính Đỗ Văn Đô
Năm sinh: 1970
Nguyên quán: Thủy Nguyên- Hải Phòng

4. Chức năng, nhiệm vụ
4.1. Chức năng

Khoa Gan mật – Bệnh viện Nhi Trung ương là đơn vị đảm nhận chức năng điều trị và quản lý các bệnh nhân gan mật nhi cấp và mạn tính, các bệnh gan mật liên quan tới rối loạn chuyển hóa di truyền và các bệnh lýGan mật bẩm sinh. Để đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ được giao, hoạt động của đơn vị tiến hành song song điều trị bệnh nhân nội trú tại bệnh viện và quản lý các bệnh nhân theo dõi theo chế độ ngoại trú sau khi ra viện.

4.2 . Nhiệm vụ

– Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy chếcông tác khoa Gan mật, quy chếcông tác khoa lâm sàng và quy chếchung của bệnh viện.
– Tiếp đón, tổ chức khám và điều trị về chuyên khoa gan mật cho người bệnh.
– Phối hợp cùng các khoa lâm sàng khác trong bệnh viện thực hiện chăm sóc, điều trị và thực hiện các thủ thuật, kỹ thuật chuyên khoa gan mật cho người bệnh.
– Tổ chức tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho người bệnh đang điều trị tại khoa và hướng dẫn người bệnh phòng bệnh, chữa bệnh thông thường và tự chăm sóc sức khỏe.
– Tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến và hợp tác quốc tế theo phân công của Giám đốc.
– Tổ chức hội chẩn khoa, liên khoa, tham gia hội chẩn ngoài viện.
– Thực hiện ghi chép, lưu trữ sổ sách, hồ sơ bệnh nhân và thống kê, báo cáo theo quy định của bệnh viện và Bộ  Y  tế.
– Tham gia phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thả mhọa.

5. Kết quả đạt được
5.1. Công tác khám bệnh

Là đơn vị duy nhất trong cả nước có chức năng nhiệm vụ nghiên cứu và điều trị các bệnh lý chuyên khoa sâu về Gan mật Nhi khoa vừa là thách thức, vừa là cơ hội đối với tập thể khoa Gan mật. Dưới sự chỉ đạo sát sao của ban Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, trong những năm qua, tập thể các y bác sĩ đã liên tục hoàn thành các nhiệm vụ được giao, đảm bảo công tác chuyên môn, chẩn đoán, điều trị thành công nhiều bệnh nhân mắc các bệnh lý gan mật hiểm nghèo, trong đó có nhiều bệnh nhân nặng như suy gan tối cấp, rối loạn chuyển hóa Citrin, Wilson, teo đường mật bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa acid amin…đã được cứu sống

Phát huy thế mạnh của tập thể, trong những năm qua, tập thể khoa đã tích cực tham gia vaò các hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng các kỹ thuật cao trong điều trị. Các nghiên cứu như phát hiện đột biến gen gây bệnh ở bệnh nhân teo đường mật bẩm sinh ( nghiên cứu hợp tác khoa di truyền phân tử và Viện Gen), ứng dụng sử dụng tế bào gốc ở bệnh nhân teo đường mật bẩm sinh sau mổ và ghép gan điều trị, nghiên cứu ứng dụng sử dụng yếu tố kích thích dòng bạch cầu hạt trong điều trị bênh nhân teo đường mật bẩm sinh sau phẫu thuật ( nghiên cứu đa trung tâm, hợp tác với đại học Ilinois- Hoa Kỳ)…

5.2. Công tác điều trị nội trú và ngoại trú

Hàng năm, khoa tiếp nhận khoảng trên 1.600 lượt bệnh nhân điều trị nội trú, quản lý hơn 1.500 bệnh nhân có các bệnh lý gan mật cấp và mạn tính tại khắp các vùng miền trên cả nước với trên 6.000 lượt tái khám. Nhờ đẩy mạnh công tác điều trị ngoại trú và tư vấn, duy trì hoạt động của các câu lạc bộ bệnh Wilson, Teo mật bẩm sinh, Citrin… mà có rất nhiều bệnh nhân được phát hiện bệnh sớmvà điều trị kịp thời

5.3. Ứng dụng các kỹ thuậtcao

– Ứng dụng sử dụng tế bào gốc ở bệnh nhân teo đường mật bảm sinh sau mổ Kasai (Đại học Illinois – Mỹ).
– Phối hợp các đơn vị khác trong và ngoài bệnh viện cùng chuyên gia thực hiện thành công 12 ca ghép gan tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trong đó có 2 ca ghép gan cấp cứu. Phối hợp với Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia, tổ chức ghép gan cấp cứu thành công cho 3 trường hợp suy gan tối cấp

5.4. Công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học

– Nghiên cứu khoa học: Tập thể bác sỹ và điều dưỡng khoa Gan mật luôn tích cực tham gia vào công tác nghiên cứu khoa học, trong những năm qua, các cán bộ của khoa đã tham gia nghiên cứu và công bố hơn 40 đề tài nghiên cứu khoa học về các bệnh lý Gan mật Nhi. Nhiều nghiên cứu trong các lĩnh vực Gan mật Nhi lần đầu tiên được thực hiện tại khoa và được công nhận ở các hội nghị khoa học trong và ngoài nước như Các nghiên cứu về bệnh lý Thiếu hụt Citrin ở trẻ em Việt Nam, Bệnh lý Wilson và Suy gan tối cấp do Wilson, Bệnh lý ARC, nhiễm CMV ở bệnh nhân teo đường mật bẩm sinh, Nghiên cứu về bệnh lý Teo mật bẩm sinh ở trẻ em…
– Đào tạo: Các cán bộ của khoa đề tích cực tham gia vào công tác đào tạo tại chỗ và đào tạo theo sự phân công của phòng đào tạo và viện nghiên cứu. Nhiều đối tượng như các sinh viên đại học Y Hà Nội, cao học Nhi, bác sĩ chuyên khoa I, chuyên khoa II, bác sĩ định hướng đã được thực tập và đào tạo tại khoa

6. Một sốthành tích
6.1. Tập thể

– Tập thể khoa Gan mật đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” liên tục từ năm 2007 đến năm 2018.
– Vinh dự được nhận bằng khen Bộ trưởng các năm 2010, 2013, 2015 và 2017.
– Nhận bằng khen Thủ tướng năm 2016.

6.2. Cá nhân

– TS Nguyễn Phạm Anh Hoa đạt nhiều danh hiệu như: Thầy thuốc cao cấp, chiến sĩ thi đua cấp Bộ, bằng khen bộ trưởng, chiến sĩ thi đua cấp cơ sở….
– Phó khoa, Thạc sĩ Đỗ Văn Đô, nhận bằng khen của bộ trưởng bộ y tế, nhiều năm chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.
– Bs Hoàng Vân Anh, Thạc sỹ Bạch Thị Ly Na, Điều dưỡng trưởng Vũ Thi Quyên đạt chiến sĩ Thi đua nhiều năm liền. Nhiều cán bộ được bệnh viện nghi nhận các cống hiến trong công việc và được nhận bằng khen Lao động xuất sắc và Giấy khen của Giám đốc Bệnh viện.
– Các cán bộ khác của khoa như Thạc sỹ Bạch Thị Ly Na, Thạc sĩ Bùi Thị Kim Oanh không những hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn mà còn tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ và đạt các thành tích xuất sắc trong học tập. Các điều dưỡng tham gia các khóa học chuyên môn đều đạt các thành tích cao.

6.3. Một số hình ảnh của Khoa

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em
Đăng ký
Đặt hẹn khám chữa bệnh